Nghiên cứu xử lý nước thải phân tích chỉ tiêu COD phát sinh từ phòng thí nghiệm bằng phương pháp điện hoá
Đề tài nghiên cứu quá trình điện hoá xử lý nước thải sau khi phân tích chỉ tiêu COD từ phòng thí nghiệm môi trường (gọi tắt nước thải COD) với hàm lượng kim loại nặng nghiên cứu ban đầu bao gồm Hg, Ag và Cr lần lượt là 3.068 mg/L, 2.247 mg/L và 290 mg/L. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả xử lý tốt nhất khi cường độ dòng điện đạt 672 mA tương ứng với mật độ dòng điện chạy qua hệ đạt 6 mA/cm2, ở mức hiệu điện thế 30V, tốc độ khuấy trộn 100 vòng/phút và thời gian điện hoá là 8 tiếng. Phương pháp điện hoá xử lý nước thải COD vẫn cho kết quả nồng độ kim loại nặng sau xử lý cao: Hg = 355 mg/L, Ag = 238 mg/L và Cr = 55 mg/L, do đó cần thiết phải có phương pháp xử lý bậc hai để loại bỏ hoàn toàn kim loại nặng còn lại trong nước thải, tái chế tái sử dụng thành phần axit trong nước thải, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải bỏ. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được đơn giá xử lý 1 lít nước thải COD bằng phương pháp điện hoá là 1.100 VNĐ.
Nghiên cứu xử lý nước thải phân tích chỉ tiêu COD phát sinh từ phòng thí nghiệm bằng phương pháp điện hoá trang 1
Nghiên cứu xử lý nước thải phân tích chỉ tiêu COD phát sinh từ phòng thí nghiệm bằng phương pháp điện hoá trang 2
Nghiên cứu xử lý nước thải phân tích chỉ tiêu COD phát sinh từ phòng thí nghiệm bằng phương pháp điện hoá trang 3
Nghiên cứu xử lý nước thải phân tích chỉ tiêu COD phát sinh từ phòng thí nghiệm bằng phương pháp điện hoá trang 4
Nghiên cứu xử lý nước thải phân tích chỉ tiêu COD phát sinh từ phòng thí nghiệm bằng phương pháp điện hoá trang 5
Tải về để xem đầy đủ hơn
File đính kèm:
- nghien_cuu_xu_ly_nuoc_thai_phan_tich_chi_tieu_cod_phat_sinh.pdf