Nghiên cứu khả năng hấp phụ Fe(III) của than chế tạo từ cây sen hoạt hóa bằng Axit Sunfuric
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về khả năng hấp phụ Fe(III) của than chế tạo từ cây
sen (than sen) hoạt hóa bằng H2SO4. Các thí nghiệm hấp phụ tĩnh được tiến hành với các thông số
sau: khối lượng than sen: 0,05g; thể tích dung dịch Fe(III): 50mL; pH ~2,5; tốc độ lắc 250
vòng/phút; thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 120 phút ở nhiệt độ phòng (25±1oC). Trong khoảng
nhiệt độ khảo sát từ 303 ÷ 323K, xác định được các giá trị ΔGo < 0; ΔHo = - 6,65 kJ/mol chứng tỏ
quá trình là tự xảy ra và tỏa nhiệt. Mô tả quá trình hấp phụ theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir và
Freundlich cho thấy quá trình hấp phụ Fe(III) trên than sen phù hợp với mô hình Langmuir. Dung
lượng hấp phụ cực đại ở 298K theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir là 35,71mg/g. Dung
lượng hấp phụ động tương ứng với tốc độ dòng 1,5; 2,0 và 2,5 mL/phút lần lượt là 20,61; 18,91 và
15,94 mg/g. Dùng dung dịch HNO3 để giải hấp thu hồi Fe(III) cho hiệu suất tương đối cao.
Nghiên cứu khả năng hấp phụ Fe(III) của than chế tạo từ cây sen hoạt hóa bằng Axit Sunfuric trang 1
Nghiên cứu khả năng hấp phụ Fe(III) của than chế tạo từ cây sen hoạt hóa bằng Axit Sunfuric trang 2
Nghiên cứu khả năng hấp phụ Fe(III) của than chế tạo từ cây sen hoạt hóa bằng Axit Sunfuric trang 3
Nghiên cứu khả năng hấp phụ Fe(III) của than chế tạo từ cây sen hoạt hóa bằng Axit Sunfuric trang 4
Nghiên cứu khả năng hấp phụ Fe(III) của than chế tạo từ cây sen hoạt hóa bằng Axit Sunfuric trang 5
Tải về để xem đầy đủ hơn
File đính kèm:
- nghien_cuu_kha_nang_hap_phu_feiii_cua_than_che_tao_tu_cay_se.pdf