Giáo trình Mạng máy tính
Vào giữa những năm 50 khi những thế hệ máy tính đầu tiên được đưa vào hoạt động
thực tế với những bóng đèn điện tử thì chúng có kích thước rất cồng kềnh và tốn nhiều năng
lượng. Hồi đó việc nhập dữ liệu vào các máy tính được thông qua các tấm bìa mà người viết
chương trình đã đục lỗ sẵn. Mỗi tấm bìa tương đương với một dòng lệnh mà mỗi một cột của
nó có chứa tất cả các ký tự cần thiết mà người viết chương trình phải đục lỗ vào ký tự mình lựa
chọn. Các tấm bìa được đưa vào một "thiết bị" gọi là thiết bị đọc bìa mà qua đó các thông tin
được đưa vào máy tính (hay còn gọi là trung tâm xử lý) và sau khi tính toán kết quả sẽ được
đưa ra máy in. Như vậy các thiết bị đọc bìa và máy in được thể hiện như các thiết bị vào ra
(I/O) đối với máy tính. Sau một thời gian các thế hệ máy mới được đưa vào hoạt động trong đó
một máy tính trung tâm có thể được nối với nhiều thiết bị vào ra (I/O) mà qua đó nó có thể thực
hiện liên tục hết chương trình này đến chương trình khác.
Giáo trình Mạng máy tính trang 1
Giáo trình Mạng máy tính trang 2
Giáo trình Mạng máy tính trang 3
Giáo trình Mạng máy tính trang 4
Giáo trình Mạng máy tính trang 5
Tải về để xem đầy đủ hơn
File đính kèm:
- giao_trinh_mang_may_tinh.pdf